Giá trị của cây thốt nốt

Cây thốt nốt được trồng nhiều ở An Giang là loại cây có lá dùng để lợp nhà, làm thảm; thân (rể, cây non) để đun củi, làm thuốc chữa bệnh; còn hoa, quả… được chế biến thành nhiều món ăn ngon, thức uống giải khát thanh mát. Hãy xem giá trị của cây thốt nốt qau bai viết này nhé.

gia-tri-cua-cay-thot-not

Cây thốt nốt từ thân (cây con), rể, quả , hoa, lá đều có công dụng sử dụng rất tuyệt vời và có giá trị kinh tế.

Thốt nốt có tên khoa học là Berassus flabellifer L. thuộc họ Dừa Palmaceae, thốt nốt trong tiếng Khmer “Thnot” tức là cây Dừa đường. Thân cây có thể cao trên 20m, đường kính thân cây khoảng 30 cm, lá xanh um mọc như lá dừa, lá cọ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua công dụng của từng bộ phận của cây thốt nốt có lợi ích như thế nào nhé.

Hoa, quả của thốt nốt

Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, giải nhiệt, dịch nhựa thốt nốt lên men có tác dụng bổ dưỡng. Ngoài ra, nước (lấy từ cuống hoa) và quả thốt nốt còn có giá trị dinh dưỡng cao như vitamin C, B1, B2, B3, canxi, sắt, phosphor và potassium.

Thức uống thanh nhiệt, giải khát cực đã cho ngày hè nắng nóng. Nước và trái thốt nốt khi thưởng thức lạnh rất ngon.

Một đặc điểm đáng lưu ý khi thưởng nước thốt nốt nên bảo quản ở nhiệt độ thấp, làm lạnh (có thể sử dụng 2 – 3 ngày) để tránh nước thốt nốt lên men chua. Nhưng, cũng dựa vào đặc tính lên men tự nhiên người ta có thể sản xuất ra rượu thốt nốt, một đặc sản trứ danh khác được làm từ cây thốt nốt.

gia-tri-cua-cay-thot-not

Rượu thốt nốt, được lên men để cho ra thành rượu có vị ngọt thanh, thơm nồng, uống rất ngon.

Ngoài ra, để bảo quản cũng như sử dụng nước và quả thốt nốt lâu hơn người ta dùng nước thốt nốt để làm đường thốt nốt, tán thành viên có hương vị thơm ngon đặc biệt, giàu dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hoá.

Đường thốt nốt có màu vàng sậm đặc trưng, rất thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ.

Hay có thể đem nấu chè nước cốt dừa, làm rau câu hoặc làm các loại bánh bò thốt nốt thơm béo rất đặc sắc.

Món chè thốt nốt nước cốt dừa thơm ngon, thanh ngọt…và bánh bò thốt nốt đặc sản của An Giang.

Thân, lá, rể cây thốt nốt

Cũng như bao loại cây khác, thân cây thốt nốt to, cao có thể dùng làm cột nhà, xây dựng làm dầm cầu rất vững chắc, ngoài ra các nghệ nhân còn sử dụng gỗ của cây thốt nốt để chế tác các sản phẩm mỹ nghệ thủ công độc đáo và tinh xảo như: bàn ghế, tủ, bình gỗ… Lá cây thốt nốt cũng có giá trị kinh tế được dùng lợp nhà, nón lá rất đặc sắc.

gia-tri-cua-cay-thot-not

Ngoài giá trị ăn uống và giải khát, cây thốt nốt còn có rất nhiều giá trị khác hữu ích khác. Thốt nốt còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi khẳng định, cuống cụm hoa có tác dụng lợi tiểu, trừ giun, nhựa nhuận tràng, đường giải độc, cây non và rễ trị sỏi mật, trị lậu, tiêu viêm…Một số công dụng chữa bệnh của cây thốt nốt dùng trong y học:

Cuốn hoa thốt nốt có công dụng chữa bệnh rất tốt và hiệu quả.

– Chữa ít tiểu: Rễ, cây con thốt nốt sắc uống làm sẽ lợi tiểu.

– Nhuận tràng: Sáng sớm cắt cụm hoa lấy nước chảy ra từ cụm hoa uống, có tác dụng giải khát, nhuận tràng, phòng tránh táo bón.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay