Cung cấp cây me chua công trình

Cây me chua là loại cây ăn quả quen thuộc với người dân Việt Nam từ người già đến trẻ nhỏ. Không chỉ mang đến thức quả ngon miệng, có giá trị kinh tế lớn, cây me hiện nay còn là một trong những loại cây công trình phổ biến với nhiều công dụng hữu ích.

cung-cap-cay-me-chua

Giới thiệu chi tiết về cây me

Cây me có tên khoa học là Tamarindus indica, xuất xứ từ khu vực nhiệt đới miền đông Châu Phi. Ở mỗi quốc gia, cây me lại có những tên gọi đặc biệt khác nhau theo ngôn ngữ của từng vùng, ví dụ như: tiếng Malaysia gọi là asam, tiếng Ấn Độ là mlee, tiếng Sinhala là sambala,…

Hiện nay, cây me đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin bởi chúng có giá trị kinh tế cao nhờ thu hoạch quả cũng như làm cây công trình trong thiết kế cảnh quan. Tại Thái Lan, cây me là loại cây biểu tượng cho con người và truyền thống đất nước.

Ở nước ta, vùng miền nào cũng có thể trồng được cây me. Tuy nhiên, với từng điều kiện khí hậu cũng như cách chăm sóc, cây có thể phát triển và cho năng suất khác nhau.

cung-cap-cay-me-chua

Đặc điểm hình thái cây me

Thân cây: Me là cây thân gỗ với chiều cao vô cùng ấn tượng, có thể lên đến 20m khi trưởng thành. Thân cây có lớp lõi rất cứng cáp, màu đỏ sẫm, trong khi đó lớp dác lại mềm, màu ánh vàng, rất nổi bật và thu hút.

Rễ cây: Bộ rễ của cây khá nông và yếu, vì vậy người ta thường phải có biện pháp hỗ trợ khi vào mùa mưa bão.

Lá me là loại lá kép lông chim, có từ 10 – 40 lá con trên một cành.

Hoa me rất đặc biệt. Khi cây me nở hoa sẽ tạo thành chùm lớn, kéo dài theo một trục trung tâm và nhiều cuống nhỏ.

Quả me có dạng thuôn dài, vỏ ngoài cứng, màu nâu, bên trong có chứa thịt màu nâu thẫm, vị chua ngọt rất lạ miệng.

Hạt me: Quả me chứa rất nhiều hạt nhỏ, mỗi hạt lại thành 1 đốt trên quả nên rất đặc trưng và dễ nhận diện. Hạt có thể được thu hoạch, rạch đôi để gieo trồng cây mới.

cung-cap-cay-me-chua

Đặc điểm sinh trưởng cây me

Me là loại cây thường xanh, thích hợp sinh trưởng và phát triển ở những nơi không có mùa khô. Cây thường rụng lá trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, nhạy cảm với sương giá và có thể sống tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm và đất khô.

Công dụng của cây me

Công dụng làm cảnh, tạo bóng mát

Với tán lá rộng lớn, cây me được trồng nhiều trên các tuyến đường, công viên, trường học, bệnh viện, sân vườn biệt thự, nhà hàng,… để làm cây bóng mát, tạo mỹ quan, đồng thời giúp giúp thanh lọc và điều hòa không khí. Ngoài ra, nhiều người chơi cây chuyên nghiệp còn sử dụng những cây me có kích thước nhỏ, trồng trong chậu và tạo dáng bonsai đẹp mắt để trang trí nhà cửa, có giá trị triển lãm cao.

Cho quả ngon, có giá trị kinh tế lớn

Me là loại cây ăn quả cực kỳ ngon, có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn vô cùng lạ miệng và độc đáo. Quả me có thể được dùng để nấu canh chua, làm nước chấm, giúp kích thích vị giác, tăng hương vị của món ăn. Rất nhiều món ăn truyền thống được làm từ quả me như mắm me để chấm một số loại đồ khô, quả me ngâm cùng nước cam thảo hay bỏ hạt, ăn với muối hoặc mắm ruốc và ớt cũng rất ngon. Ngoài ra, mứt me cũng là một trong những thức quà được đông đảo khách hàng yêu thích.

Công dụng làm thuốc chữa bệnh

Không chỉ được dùng làm món ăn, quả của cây me còn có thể sử dụng như bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Người ta thường nghiền quả thành bột, sử dụng để chữa nôn ói, đầy hơi. Vitamin C trong quả me giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chữa sốt, đau họng, suy nhược. Một số bộ phận khác của cây cũng có thể chữa bệnh, tiêu biểu như lá me có tác dụng hỗ trợ giảm sốt rét hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay