Cây Xanh Bình Long là đơn vị chuyên cung cấp cây công trình cho nhiều dự án, chúng tôi có thể cung cấp số lượng lớn cây với nhiều kích thước.
Cây vú sữa vừa mang lại trái ngọt, vừa tạo bóng mát cho những con phố, góp phần làm sạch không khí. Cây cũng chứa đựng một vườn cổ tích trong tâm hồn trẻ thơ, cây có tên là Vú sữa.
Tên thông thường: Cây Vú sữa
Tên khoa học: Chrysophyllum cainino.
Thuộc Hồng xiêm: (Sapotaceae), (trước đây vú sữa được coi là thuộc bộ Thị: Ebenales).
Xuất xứ cây vú sữa:
Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét.
Đặc điểm hình thái cây vú sữa
Cây Vú Sữa là cây thường xanh, có lá mọc so le, hình ô van đơn, mép liền, dài 5–15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Hoa cây Vú Sữa là loại hoa lưỡng tính.
Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.
Lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5–15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Cây vú sữa là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).
Quả của vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều latex (nhựa mủ) và không ăn được. Các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên.
Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh. Phù hợp với: điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông, đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m.
Công dụng cây vú sữa
Cây Vú sữa – loại cây ăn quả vùng nhiệt đới. Bên cạnh đó, tán cây vú sữa rộng và dáng cây đẹp nên người ta dùng làm cây cảnh trong các công trình.
Lớp cùi thịt của quả vú sữa ăn được và ngon, dùng làm các món tráng miệng. Vú sữa có vị ngọt, hay được phục vụ dưới dạng tươi hoặc làm lạnh (khoảng 10-15 °C).
Lá của vú sữa được dùng ở một số khu vực làm dạng như chè và người ta coi nó có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp.
Vỏ Vú sữa được coi là có chứa chất bổ và có tác dụng kích thích, nước sắc vỏ cây được dùng để chống ho. Loại quả vỏ màu tía có lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả vỏ màu nâu-lục có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt nhão.
Hiện nay cây Vú sữa được trồng nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ. Riêng Tiền Giang là nơi trồng rất nhiều, nhiều nhất là huyện Châu Thành với quy mô trên 2.200 ha cây Vú sữa.
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh trồng nhiều vú sữa nhất, tính riêng ở huyện Châu Thành đã có diện tích cây trồng là 2.300 ha. Dự kiến đến năm 2015, toàn tỉnh Tiền Giang sẽ có 5.000 ha đất trồng cây vú sữa.
Cách trồng cây Vú sữa
Vú sữa có thể trồng quanh năm, nên trồng vào đầu mùa mưa để có thể tăng tỷ lệ sống.
– Tiến hành đào hố trước lúc trồng từ 20 – 30 ngày kích thước hố rộng 45- 50cm, sâu 25- 30cm, mỗi hố bón 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H các lọai phân này được trộn đều với lớp đất mặt sau đó cho vào hố trồng.
– Cách trồng: Đặt bầu cây Vú sữa thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ võ bầu lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, nét chặt, cắm cọc cố định cây và tưới nước.
– Sau khi trồng trong giai đọan đầu cần che bóng cho cây hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến câytrong thời gian 1 – 2 năm đầu.
– Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ nên cần phải tủ gốc cho cây lằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẫm cho đất . Khi tủ gốc cần tủ cách gốc 30 – 50cm.
Cách chăm sóc cây vú sữa
– Tỉa cành, tạo tán: Cắt bỏ các cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ôm yếu, cành mọc sát mặt đất. Sau mỗi vụ thu họach nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh trương phát triển kém.
– Tưới nước: Ở giai đọan cây vú sữa con cần tưới 3 – 5 lần /tuần vớilượng nước từ 20 – 30lít/cây nhất là trong giai đọan mùa nắng và giai đọan mới trồng.
– Bón phân cho cây vú sữa: Trong năm đầu tiên tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước tưới cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi lượng phân bón trong năm là 2 kg phân urê + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ 1-1-1 chia làm 4 lần bón trong năm và cách nhau 3 tháng lần.
– Phòng trừ sâu bệnh: Cây Vú sữa có các loại sâu bệnh hại chính như: sâu đục quả, sâu ăn bông, sâu đục cành và rệt sáp. Cần phát hiện sớm và dùng thuốc đặc trị.
– Phòng trừ bệnh: Bệnh thán thư gây thối quả, bệnh thối quả do thu hoạch và bệnh bồ hóng. Chú ý theo dõi và chữa bệnh kịp thời cho cây vú sữa.
Trồng một cây công trình mà chúng cung cấp cho bạn cả quả ngon, bóng mát và làm đẹp cho không gian sống là điều cần thiết. Cây Vú sữa xứng đáng là lựa chọn của con người để mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.