Cây me chua thường được trồng ở các khu chung cư, sân vườn, đường phố… để cho bóng mát. Bên cạnh đó, me chua còn dùng để trang trí làm đẹp cho ngôi nhà hoặc làm điểm nhấn cho sân vườn… như: cây me chua bonsai, cây me chua cổ thụ…
Đặc điểm cây me chua
Cây me chua là loại cây thân gỗ và có thể cao tới 20 mét. Cây thường xanh quanh năm. Gỗ của thân cây me bao gồm 2 lớp: lớp gỗ lõi cứng bên trong màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm bên ngoài có màu ánh vàng.
Lá của cây có dạng lá kép lông chim, bao gồm từ 10 đến 40 lá kép nhỏ.
Hoa me chua ở dạng cụm, cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa.
Quả của chúng là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng.
Hạt: Màu nâu đậm, có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.
Công dụng
Cây me chua có rất nhiều công dụng khác nhau. Mỗi bộ phận của cây điều có giá trị sử dụng riêng.
– Cũng giống như những cây công trình khác như: cây Giáng Hương, cây Phượng Vĩ… Cây me chua được trồng ở các khu chung cư, sân vườn, đường phố… để cho bóng mát.
– Bên cạnh đó, me chua còn dùng để trang trí làm đẹp cho ngôi nhà hoặc làm điểm nhấn cho sân vườn… như: cây me chua bonsai, cây me chua cổ thụ…
– Ngoài ra, quả me còn có một số ứng dụng thực tiễn như:
Quả me non được sử dụng để nấu canh chua. Me chín thì được sử dụng làm nước chấm, làm mứt me, nước giải khát, ô mai…
Quả me giàu vitamin C nên có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Chữa sốt, cảm lạnh, đau họng, suy nhược cơ thể.
Bên cạnh đó, lá me được sử dụng để giảm sốt rét và làm gia vị trong món súp…
Với nhiều công dụng như vậy, bạn còn do dự gì mà không trồng ngay một cây me chua cho sân vườn nhà mình.