Cây Dầu Rái là cây gỗ có dáng đẹp thích hợp trồng làm cây công trình tăng mảng xanh, cho bóng mát và điều hòa không khí. Ngoài ra, nó còn mang lại giá trị kinh tế cao. Dầu Rái được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng và là một trong những nguồn dược liệu được sử dụng trong y học.
Giới thiệu cây Dầu Rái
Tên thường gọi là Dầu Rái, Dầu con rái, Dầu nước. Thuộc họ: Dầu ( Dipterocarpaceae ). Cây Dầu Rái phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, loài cây này thường được trồng dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Năm 2011, tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã phát hiện ra một quần thể lớn cây Dầu Rái quý hiếm, nguyên sinh và thuần chủng
Đặc điểm hình thái của cây Dầu Rái
Cây Dầu Rái là loài cây thân gỗ lớn. Cây cao khoảng 30m có thể cao hơn, thân tròn thẳng, phân cành cao. Thân cây sần sùi, thô. Vỏ thân màu xám, thịt gỗ màu nâu đỏ. Tán lá cao có hình nón và khá dày. Lá cây Dầu Rái là loại lá đơn mọc cách hình trái xoan thuôn dài. Lá nổi gân đối xứng, mỗi bên có khoảng 15-20 gân.
Hoa Dầu Rái có cuống rất ngắn, tưởng chừng như không cuống. Mỗi bông có 5 cánh, thường mọc ở đầu cành. Cây thường ra hoa vào cuối năm tháng 11 đến tháng 12.
Quả Dầu Rái già có hai cánh hoa phát triển dài. Quả không nhẵn mà phân múi ( giống hình quả khế mới ra). Khi quả non có màu xanh, hai đài có màu hồng phấn đến lúc chín chuyển hết thành màu nâu. Quả thường chín vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau. Khi quả chín rụng xuống xoay tròn trong gió nhìn rất đẹp mắt.
Trên các con phố Hà Nội ngày hè oi ả với đủ loại sắc màu của các loài hoa không thể không kể đến một khoảng không thơ mộng do quả Dầu Rái tạo ra. Mùa hè là mùa quả Dầu Rái chín, những cơn gió nhẹ nhàng cuốn theo những trái Dầu Rái già rụng xuống tạo ra cơn mưa Dầu Rái đẹp mắt. Những quả dầu chín với hai đài hoa dài xoay tròn rơi xuống mặt đất uyển chuyển như các vũ công múa ba lê.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Dầu Rái lúc nhỏ là cây ưa bóng đến khi trưởng thành lại là cây ưa ánh sáng, phù hợp phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cây có thể tái sinh bằng chồi nhưng tỉ lệ sống không cao.
Công dụng của cây Dầu Rái
Dầu Rái là cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên nó thường được trồng làm cây xanh công trình, cây bóng mát ở vỉa hè, hai bên đường phố, trong công viên, trường học, khu đô thị, nhà máy xí nghiệp… Nó cũng góp phần thanh lọc, điều hòa không khí.
Gỗ cây thường được dùng trong xây dụng, đóng vật dụng. Nhựa được lấy từ cây Dầu Rái có rất nhiều tác dụng cho ngành xây dựng, sơn. Ngoài ra, lá, hoa và vỏ cây còn được dùng làm dược liệu chữa bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dầu Rái
Cây Dầu Rái được nhân giống bằng hạt. Hạt cây Dầu Rái khó bảo quản và tỉ lệ nhân giống không cao nên bạn hãy mua trực tiếp cây Dầu Rái giống ở các vườm ươm có uy tín. Và Công ty TNHN Cây Xanh Công Trình là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu về lĩnh vực này. Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây Dầu Rái:
Thời vụ trồng là vào đầu mùa mưa. Hố trồng nên được đào trước 1 tuần, kích thước hố lớn hơn kích thước bầu cây khoảng 25cm. Mỗi hố ta trộn đất với phân hữu cơ (1- 2kg/hố) + phân sinh học ( 0.5 – 1,5kg/hố) + phân chuồng hoại mục( có càng tốt).
Kỹ thuật trồng cây Dầu Rái
Bóc nhẹ nhàng vỏ bọc bầu cây để cây không bị vỡ đất quanh bầu. Đặt bầu cây vào giữa hố. Giữ cho cây thẳng rồi lấp đất quanh bầu và kín hố. Ấn đất quanh bầu để giữ đúng vị trí cho cây. Dùng cọc, trụ để đỡ cho cây sau khi trồng.
Chăm sóc cây Dầu Rái
Tưới nước thường xuyên cho cây và bón phân hợp lý. Lượng phân bón có thể tham khảo trên bao bì. Tiến hành làm cỏ quanh gốc cây và vun gốc sau khi trồng 1 tháng. 3 năm sau khi trồng vẫn phải tiến hành kiểm tra độ phát triển của cây, cần thường xuyên tưới nước, làm cỏ, bón phân định kỳ để cây đủ dinh dưỡng trưởng thành. Cắt tỉa cành và lá để cây có dáng đẹp.