Cây chuông vàng là loại cây cảnh nhập khẩu, được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ, phân loại, ý nghĩa cây chuông vàng làm cảnh, sự khác nhau giữa loại cây này và cây phong linh.
Đặc điểm Cây chuông vàng
Cây Chuông Vàng là cây thân gỗ nhỏ cao từ 5m đến 15m, thân có màu xám trắng, có lằn sọc trên thân. Lá bóng trơn tru, mép nguyên, đầu lá bầu, có màu xanh bạc, dài khoảng 5-8cm, lá dạng lá kép chân vịt, thường lá sẽ mọc cụm ở đầu cành. Hoa có màu vàng tươi, hình chuông trong rất sặc sỡ, mõi khi cây ra hoa thường lá sẽ rụng dần đi, để lại trên cây toàn là hoa vàng, nhìn xa trông rất bắt mắt. Mùa ra hoa: tháng 3 đến tháng 5.
Đất trồng Cây Chuông Vàng thích hợp là đất tơi xốp, màu mỡ và không úng nước. Bộ rễ của cây phát triển khá nhanh và mạnh để lan rộng và hấp thu dinh dưỡng trong đất vì vậy khi trồng cây cần lưu ý chăm sóc và bón đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, đảm bảo cây phát triển tốt và không gây ảnh hưởng xấu đến các loại cây khác.
Cây Chuông Vàng có hình dáng đẹp, hoa có màu vàng tươi sặc sỡ, ấn tượng nên thường được sử dụng làm cây công trình, cây bóng mát và rộng rãi trong các công trình cảnh quan như đường phố, khuôn viên nhà máy, xí nghiệp hoặc trồng trong công viên, vườn nhà cũng rất đẹp mắt, vừa cho cảnh quan đẹp vừa cải thiện được môi trường không khí xung quanh.
Chuông Vàng được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, khi cây còn nhỏ cần che chắn để giúp cây sinh trường và phát triển tốt. Điểm hạn chế của cây là có cành nhánh giòn, dễ gãy, vì vậy khi trồng cần phải chắn gió trực tiếp vào cây.
Có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh?
Cây chuông vàng là loại cây có công dụng trong việc tạo cảnh quan và làm thuốc chữa bệnh cho con người. Khoa học cũng đã chứng minh một số bộ phận của cây có tác dụng hạ sốt, trị nọc độc, diệt chuột, giảm vết sưng do bọ cạp đốt,… Cây được trồng thành nhiều hình dáng độc đáo để trang trí cho công viên, khu đô thị và làm cảnh quan cho đường phố. Loại cây này có khả năng hút khí cacbonic và thải ra khí oxy tốt, giúp thanh lọc không khí, hỗ trợ giảm ô nhiễm bụi.
Theo nhiều nhà phong thủy học, cây chuông vàng có thể tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho bạn mỗi khi thiếu động lực, khi bạn buồn hay chán nản. Bởi những chùm hoa chuông vàng có mùi hương nhẹ, thơm ngát, giúp bạn hít thở tốt hơn và giảm bớt áp lực, căng thẳng. Nhờ hình dáng bên ngoài đẹp, tán cây tỏa rộng nên cây được ưu tiên trồng làm cây cảnh tại nhiều nơi. Những con đường mát mẻ với màu sắc tươi tắn của hoa chuông vàng chắc chắn sẽ là nơi chụp ảnh lý tưởng cho các bạn đam mê nghệ thuật.
Ngoài ra, cây chuông vàng mang lại giá tinh thần sâu sắc cho con người. Một môi trường sống ngập tràn sắc vàng sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thư giãn, thoải mái và tràn đầy sức sống. Mặc dù loại hoa này mang lại cho chúng ta cảm giác tươi mới, dễ chịu, nhưng nếu ngửi quá nhiều hoặc ăn phải thì chúng có thể khiến chúng ta gặp phải ảo giác. Bởi bên trong loại hoa này có chứa chất scopolamine, đây là hợp chất được sử dụng để sản xuất thuốc giảm đau, an thần.
Việc có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh không chắc bạn cũng đã có câu trả lời. Loại cây này không kén người trồng giống như các loài cây cảnh khác. Nếu bạn đã yêu thích vẻ đẹp của nó bạn có thể trồng trong nhà ở bất kỳ lúc nào, bất kỳ vị trí nào. Theo ngũ hành, loại cây này rất phù hợp với người trồng mang mệnh Kim. Hoa chuông vàng có màu vàng, đây là màu sắc may mắn của người mệnh Kim. Vậy nên nếu người mệnh Kim trồng nó sẽ mang hàm ý về tiền tài, sự giàu có và thành tựu tốt đẹp trong công việc, cuộc sống.
Người mệnh Kim nên trồng cây chuông vàng trong sân vườn, trước cửa nhà để mang lại sự thịnh vượng, niềm vui, sự may mắn trong tình yêu và sự nghiệp. Không chỉ người mệnh Kim, dù bạn đang mang trong mình bản mệnh nào, bạn cũng nên trồng cho mình một cây chuông vàng, vừa mang đến nhiều động lực thay đổi trong cuộc sống, vừa có thể giúp cho tinh th