Cung cấp cây khế công trình tại Bình Long

Khế là cây bóng mát lý tưởng cho công trình, sân vườn. Tán lá xanh mát cùng trái ngọt và những chùm hoa đẹp mắt sẽ thu hút tầm nhìn, tạo nét độc đáo cho khu vườn nhà bạn. Ngoài ra, cây còn được trồng làm bonsai, trang trí tiểu cảnh nhà phố, tạo cảnh quan cho các quán café, nhà hàng. Chúng tôi chuyên cung cấp cây khế công trình tại Bình Long, vui lòng liên hệ: 0971.055.578

cay-khe-cong-trinh

Khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.

Đặc điểm của cây Khế

Thân: Cây khế là cây thân gỗ nhỏ, cây trưởng thành có thể cao tới 7-8m. Thân cây phân thành những cành thấp. Gỗ khế rất giòn, dễ gẫy. Rễ khế là rễ cọc, ăn sâu .5 -2m, rễ hút chất dinh dưỡng tập trung ở tầng mặt từ 30-40cm.

Lá khế: Là lá kép so le nhau, cành lá tương đối dài có thể dài đến 50cm. Lá khế hình tim.

Hoa khế: Mọc ở đầu cành hoặc nách lá, thân cây. Hoa khế thường màu tím, mọc theo chùm. Hoa khế thuộc loại hoa lưỡng tính, có tỉ lệ đậu quả cao. Đặc biệt khi thời tiết ấm và khô tỉ lệ đậu quả có thể lên tới 70-80% trong số những hoa đã nở.

Quả khế: có 5 múi, mọc thành từng chùm hoặc mọc đơn từng quả. Quả khế nếu cắt lát ngang có hình giống như ngôi sao. Quả khế có vị chua hoặc vị ngọt, mọng nước hoặc ít nước tùy thuộc vào giống.

Hiện nay loại khế ngọt đang được nhiều người ưa chuộng. Khi quả non có màu xanh, múi ít nước, mép quả còn mỏng. Khi chín quả khế chuyển sang màu vàng nhạt, vàng đậm.

Hạt khế nhỏ, màu nâu có một màng mỏng (màng nhầy) màu trắng bao bọc. Một quả có rất nhiều hạt, hạt khế nằm trong múi. Giữa quả khế có một lõi trắng.
Cây khế cổ thụ

cay-khe-cong-trinh

Tác dụng của cây Khế cổ thụ, cây khế công trình

Cây khế được trồng làm cây ăn quả, cây lấy bóng mát và tạo cảnh quan cho công trình, nhà vườn.

Cây khế cũng có thể được trồng trong ang, chậu có cắt tỉa tạo dáng bonsai làm cảnh đẹp và cho quả.

Các bộ phận của cây khế có rất nhiều công dụng: rễ để chữa đau đầu, quả khế chữa ho và sưng họng, lở miệng, sỏi tiết niệu, bí tiểu; lá khế ngâm và rửa có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt…

Chăm sóc cây Khế

Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

cay-khe-cong-trinh

Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay