Cây thốt nốt công trình tại Chơn Thành

Cây thốt nốt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi, miền nam Châu Á. Thốt Nốt có hình dáng khá giống với cây cọ dầu, cây cau. Rất thích hợp trồng làm cây cảnh sân vườn, biệt thự, trồng dọc lối đi, tại dải phân cách.

cay-thot-not

Tên thường gọi cây thốt nôt

Tên khoa học: Borassus Flabellifer

Thuộc họ: Arecaceae (Cau)

Đặc điểm cây thốt nốt

Thốt Nốt là cây thân cột, già hóa gỗ cứng, có hình trụ mọc đơn độc thẳng đứng, khi trưởng thành cây cao từ 20 – 30m, đường kính thân to khoảng 60 cm, thân thường để lại nhiều vòng do những vết cuống lá để lại, gốc cây phình rộng hơn phần thân trên. Do đặc điểm thân cây bắt mắt nên được sử dụng trồng làm cây đô thị, cây cảnh nhà vườn.

Lá cây Thốt Nốt mọc cách và xếp hình xoắn ốc, tập trung ở phần ngọn giống như cây vạn tuế, trên đỉnh ngọn thường mọc từ 20 – 30 cái là xòe rộng, cuống lá dài, có gai, phiến lá chất da, đường kính lá từ 1 – 1,5m, xẻ chân vịt thành khoảng gần 60 – 80 thùy hình, thuôn dài, rộng 3 cm. Cuống gốc lá non phình rộng thành bẹ ôm lấy thân, gốc cuống lá già sẽ có hình tam giá rộng, sau đó hóa gỗ cứng, mép có gai thô. Ta thường thấy hiện tượng nhiều vòi hoa mọc trên ngọn cây, người ta thường cắt những vòi hoa đó rồi dùng thanh tre kẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa sau đó hứng nước tiết ra từ chỗ cắt, loại nước này rất tốt, vì nó có chứa đường Saccaroza, làm nước giải khát khát thơm ngon, có vị ngọt dịu, được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nước này để nấu thành đường Thốt Nốt, một trong những món ngon được khá nhiều người ưa thích.

Hoa đực và hoa cái mọc khác nhau, hoa đực lớn và có nhiều nhánh, nhiều lá bắc xếp chồng lên nhau. Hoa cái không phân nhánh, có lá bắc dạng mo bao phủ. Hoa thường nở rộ vào mùa xuân. Và ra hoa đều đặn hàng năm, thụ phấn nhờ vào côn trùng hay gió.

Quả có hình cầu, đường kính quả từ 15 – 20 cm, lúc quả non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nâu tím hoặc màu đen, nhân thịt trong quả có màu trắng, mỗi quả thường có 3 nhân thịt, lúc non thì mềm dẻo có vị ngọt thanh, nhưng khi già thì hóa dần thành gỗ và cứng. Nhân thịt bên trong hay được sử dụng để nấu chè Thốt Nốt.

cay-thot-not

Đặc điểm sinh trưởng

Cây có tốc độ sinh trưởng chậm, thuộc loài cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn, có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, trên nhiều địa hình khác nhau, nhưng loại đất thích hợp nhất vẫn là loại đất pha cát và giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Một số nơi đồng bằng ven biển và dọc bờ sông suối rất thích hợp để trồng loại cây này.

Cây thốt Nốt rất ưa nền đất ẩm với nhiệt độ trung bình là 23 độ C. Nhưng cây cũng chịu được nhiệt độ rất cao tới 45 độ C, hoặc rất thấp cho tới 0 độ C.

Ứng dụng

– Vòi hoa thốt Nốt có rất nhiều, mỗi cây phải có tới 30 – 40 cái vòi hoa nhổ ra dài khoảng 4 – 5 cm. Người ta thường dùng thanh tre kẹp lại, buộc lại bằng ống vào đầu cụm hoa, sau đó hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Sau 1 đêm có thể thu được khoảng 1 lít nước. Sử dụng nước này làm nước giải khát, hoặc làm đường Thốt Nốt.

– Nước thốt Nốt còn được chế biến thành rượu vang ngon.

– Thân cây Thốt Nốt còn được sử dụng để làm cột nhà, dầm cầu, lá dùng để lợp nhà, làm nón… Công dụng như cây cọ lá xẻ vậy.

– Cây thốt Nốt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.

– Cuống hoa được sử dụng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu.

– Nước từ vòi hoa chảy ra lấy từ lúc sáng sớm để uống chữa nhuận tràng.

– Rễ cây sắc uống làm lợi tiểu.

– Cây thốt Nốt non sắc uống làm lợi tiểu và có tác dụng như rễ cây, đồng thời còn chữa được cả bệnh vàng da, lỵ.

cay-thot-not

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Cây thốt Nốt được trồng bằng hạt, hạt của nó rất dễ nảy mầm khi tiếp xúc với đất ẩm. Tuy nhiên, mầm của hạt rất dễ gãy, khó di chuyển nên người ta thường trồng hạt trực tiếp tại vị trí đã chọn mà không ươm cây non.

– Hạt sau khi trồng 40 – 60 ngày se nảy mầm, chồi sẽ được bao bọc bởi bẹ, đâm sâu xuống đất đến 120 cm, đỉnh chồi hình thành mọt ống dài 15 cm, rộng khoảng 3 cm. Sau khi nảy mầm, rễ bắt đầu xuất hiện, tách ra từ bẹ, mọc ngược lên phía trên.

– Sau khi hạt gieo được thời gian khoảng 9 đến 12 tháng, ngọn của cây đã có khoảng 2 lá chồi chui ra khỏi mặt đất, sau đó những lá đó dần chuyên thành lá thật.

– Cây Thốt Nốt sinh trưởng khá chậm, phải mất thời gian 4 – 6 năm cây mới hình thành thân. Mỗi năm cây chỉ phát triển được chiều cao 30 cm. Sinh ra được khoảng 14 lá. Bởi vậy, một cây trưởng thành chỉ có khoảng 60 lá. Mỗi lá có tuổi thọ khoảng 4 năm, 4 tháng. Cây có tuổi thọ khá cao 150 tuổi nhưng thời gian sử dụng được cây chỉ có 80 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay