Cần mua cây khế công trình tại Bình Long, tán đẹp trang trí khuôn viên nhà, làm bóng mát khu vườn. Công ty Cây Xanh Bình Long hiện tại sở hữu nhiều cây khế đặt tại Vườn ươm bao gồm cả khế chua và khế ngọt. Khế là loại cây phổ biến tại Việt Nam do dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và có nhiều công dụng hữu ích nên nhiều gia đình mua cây khế làm đẹp cảnh quan sân vườn.
Tên gọi khác: Cây Ngũ Liêm Tử, cây khế
Tên khoa học: Averrhoa Carambola L
Thuộc họ: Oxalidaceae ( Chua me đất )
Đặc điểm của cây khế
Chiều cao: Cây khế là loài cây thân gỗ thuộc dạng bụi cao, có chiều cao trung bình khoảng 10-15m, nhiều cành và phân cành thấp.
Hình dáng thân: Cây khế được trồng bằng hạt hoặc ghép có rễ cọc ăn sâu tới 1,5m; các rễ chùm, rễ lông hút có đường kính thân khoảng 20-40cm, vỏ có màu nâu đậm. Thân cây non màu xanh, có nhiều nốt sần và có lông ngắn màu trắng.
Hình dáng lá: Cây khế có lá kép lông chim 1 lần lẻ với 7-11 lá phụ, lá kép dài đến 50 cm. Các lá chét mọc so le nhau, lá to dần từ dưới lên trên. Lá có hình bầu dục 2 đầu nhọn, phiến hơi lệch, bìa nguyên, dài 8-8,5cm, rộng 3-3,5cm, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Gân lá có hình lông chim với nhiều gân phụ. Cuống lá chính dài 2-3 cm, có hình đa giác, màu xanh, gốc cuống phình to có tiết diện hình bầu dục và có màu đỏ.
Hình dáng hoa: Cây khế có hoa màu đỏ tím với 5 cánh hoa đều và rời; cánh hoa dài 0,6-0,8 cm, rộng 0,3 cm. Mỗi cánh hoa có 2 phần: phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm. Hoa khế mọc thành cụm, cụm hoa dạng chùm xim, mọc ở nách lá hay ngọn cành. Trục cụm hoa hình trụ, màu đỏ, có nhiều lông, dài 4-10cm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa dài khoảng 0,3cm, tiết diện tròn, màu đỏ, có ít lông. Lá bắc và lá bắc con hình tam giác nhỏ, màu xanh ở hoa non, màu đỏ nhạt ở hoa già. Lá đài màu đỏ, có gân.
Hình dáng quả: Cây khế có rất nhiều quả, dạng quả mọng, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh, dài 8-10cm, rộng 6-7cm, khi còn non, quả có màu xanh lục nhạt, lúc chín chuyển sang màu vàng. Khế có hai loại: khế ngọt và khế chua. Khế ngọt: Cây thường bé, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt, đọt màu nâu, hoa màu hồng. Trái chín màu vàng nhạt, hạt gần như trắng. Khế chua: Thường tổng hợp cây, cành dựng, đọt non màu nâu đỏ sẫm hơn khế ngọt, chét lá tổng hợp, mỏng, màu xanh tối, màu hoa đỏ sẫm, trái tổng hợp, vàng đậm, hạt có màu nâu.
Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng: Cây khế có tốc độ sinh trưởng nhanh.Tuy nhiên, bộ rễ của nó dễ bị thối khi ngập nước quá lâu nên cần có chế độ thoát nước tốt. Cây khế thích hợp sống ở nơi có ánh sáng hoặc bán bóng.
Thời gian ra hoa: Trong năm có nhiều đợt cây khế ra hoa, nhất là ra hoa vào đầu hạ với những chùm hoa tím đậm mọc theo cụm.
Thời gian sinh quả: Cây khế kết quả vào cuối thu, có thể thu hoạch khi trái bắt đầu đủ lớn và tùy theo khẩu vị mà thu hoạch lúc quả già hoặc chín.
Phương pháp nhân giống: Cây khế được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành.
Lợi ích của cây khế
Trang trí nhà cửa:
Cây khế là cây có hoa đẹp với những chùm quả được cắt tỉa tạo dáng làm thành cây bonsai làm cây bóng mát, cây trồng chậu tạo cảm giác thoải mái, cảm nhận được vẻ đẹp dịu nhàng, nhẹ nhàng, giúp tăng thêm cảnh quan vườn nhà, trang trí cảnh ở quán xá, nhà hàng, khách sạn,…
Thực phẩm chữa bệnh:
Ở Ấn Độ, quả khế có tác dụng cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brazil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít.
Riêng ở Việt Nam, cây khế có nhiều lợi ích từ các bộ phận của cây như lá khế non và quả khế có thể dùng để ăn sống; ngoài ra quả khế cón dùng để chế biến món canh chua hoặc món ba khía…
Lá khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, mụn nhọt,… Hoa chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, thận hư,… Quả chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng,… Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, viêm dạ dày, ruột, viêm họng…
Cách trồng cây khế
Thời vụ và mật độ trồng:
Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10).
Trồng thâm canh với cự ly cây cách cây 5-6m.
Trồng xen canh với các loại cây khác thì cự ly cây cách cây 7-8m.
Đất trồng:
Chọn đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây Khế dễ bị thối khi bị ngập úng.
Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Trước khi cho đất vào nên lót 1 ít sỏi hoặc đá xuống dưới đáy chậu để dễ thoát nước. Do vậy, mỗi năm nên thay 1/3 số đất trong chậu bằng đất mới để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Nước tưới:
Cây Khế rất cần nước trong giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy, cần cung cấp độ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới.
Nhiệt độ:
Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22-25 độ C, quả chín đẹp mã và vị thơm ngon cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất.
Cây Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.
Ánh sáng:
Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, Cây Khế không cần nhiều nắng, Chăm sóc dễ dàng, tưới bón phân không cần quá cầu kỳ. Cây lại ra hoa và kết trái quanh năm nên rất được người làm vườn ưa thích.
Kích thước hố:
0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn…
Cách chăm sóc cây khế
Cây Khế cần được chăm sóc chu đáo, cung cấp đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.
Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm:
Cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán, không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu… Thời gian cắt tỉa thích hợp: vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
Tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây:
Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ. Nếu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.
Tưới nước:
Trong thời kỳ cây còn nhỏ, cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Thời gian đầu sau khi trồng mới, duy trì tưới từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau, số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.
Làm cỏ:
Cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng mà có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.
Bón phân:
Trong 3 năm đầu, cần cắt tỉa, tạo tán cho cây, không để cành la sát mặt đất, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có).
Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục+2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.
Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ, bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả, bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.
Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế
Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Để phòng trừ, có thể dùng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái còn nhỏ, nếu phun vào giai đoạn trái lớn, dễ gây ngộ độc.
Vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn. Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt, dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất.
Bón phân hồi sức cho cây bằng phân bò hoai mục. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Sau khi ra hoa, khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Quả khế dễ giập nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.
Địa chỉ mua cây khế
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở ươm trồng và mua cây khế nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Làm sao để lựa chọn địa chỉ mua cây khế uy tín, rẻ mà chất lượng? Để giải đáp thắc mắc của nhiều người đam mê cây cối và yêu thích thiên nhiên, Cây Xanh Bình Long là 1 địa chỉ mua cây khế tin cậy cho Quý khách hàng.
Chúng tôi chuyên phân phối các giống cây ăn trái uy tín, cung cấp cây giống khế ngọt chất lượng. Với mục tiêu chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu, chúng tôi vinh hạnh khi được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn mua cây khế. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có câu trả lời hữu ích về “ Mua cây khế ở đâu chất lượng?” rồi nhé! Ngoài ra, Cây Xanh Bình Long còn đa dạng các giống cây ăn trái khác, nếu muốn mua cây khế các bạn có thể đến trực tiếp vườn để tham khảo và được nhân viên tận tình tư vấn.