Cây giáng hương đỏ hiện nay đang là giống cây vô cùng hót và ưa chuộng trong năm nay. Hiện nay dáng hương đang dần được thay thế các cây cảnh quan khác ở các khu công viên thành phố bởi có dáng và mang lại rất nhiều giá trị. Vậy trồng giáng hương đỏ có dễ dàng không? Cách trồng cây giáng hương đỏ ? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cây giáng hương
Cây giáng hương hay còn thường được gọi là cây hương giáng hay cây giáng hương công trình, là loài cây thuộc họ đậu có tên khoa học là Ptecrocarpus Macrocarpus Kurz – là loài cây bản địa thuộc vùng Đông Nam Á và được phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Ta rất dễ dàng bắt gặp chúng trên các con đường Việt Nam đặc biệt xuất hiện nhiều ở Nam bộ nước bộ nước ta như Đồng Nai, Phú yên, Gia Lai, Tây Ninh, Đắc Lắc, Kon Tum,…
Cây giáng hương thuộc loại thân gỗ chắc nên mọi người còn hay gọi là cây gỗ giáng hương. Thân cây có đường kính lớn, thẳng và to,cây có thể cao tới 25 – 30m. Bên ngoài thân cây là lớp vỏ nâu sẫm, sần và có nhiều nứt dọc. Thân cây có rất nhiều cành nhỏ, đặc biệt những cành non có lông nhỏ và có mủ màu đỏ. Vì vậy nhiều người nói đùa rằng: “ Mủ cây như máu của hương giáng, làm nó đau thì sẽ làm cây chảy máu”.
Lá cây có màu xanh thẫm thuôn dài hay là lá kép lông chim xẻ 1 đường. Mỗi lá có chiều dài khoảng 12cm và rộng từ 3 – 5cm tuỳ lá có cuống ngắn và có lông nhỏ mềm giúp cho lá và cây thêm phần mềm mại. Chúng không tranh nhau san sát mà mọc cách nhau tạo cảm giác thoáng mát cho người qua lại và cho thấy được sự tươi trẻ tràn đầy sức sống của thanh xuân.
Hoa giáng hương nhỏ, có màu vàng nghệ mọc thành cụm hình chuỳ ở các nách lá, bên ngoài có phủ một lớp lông mỏng nâu như những mặt trời nhỏ tỉa hương thơm nhẹ nhàng cho mọi người xung quanh, toát lên sự tươi mới của ánh nắng nhẹ ngày hè.
Quả của loài cây giáng hương rừng này tròn, bé, có đường kính từ 5 – 9cm, có mũi cong về phía cuống và có màu nâu pha vàng nhẹ. Mỗi quả bên trong đều có một hạt, có rìa bao quanh rộng và có lớp lông mịn như lớp nhung mỏng tựa như những đứa trẻ nhỏ đang e ấp rụt rè trước sự tưới mới của thế giới ngoài kia.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giáng hương
Thời vụ và mật độ trồng
Thời điểm giáng hương phát triển tốt nhất, dễ trồng nhất là từ đầu tháng 6 đến hết tháng 8. Theo đặc tính sinh học của cây, ta nên trồng chúng tại những nơi chứa nhiều ánh sáng và thông thoáng.
Làm đất và đào hố trồng cây
Nền đất trồng cây nên là loại đất tơi xốp và dễ thoát nước. Đào hố trồng cây 30x30x30cm trước khi trồng 15-20 ngày, trồng theo hàng rào hoặc rải rác. Kiểm tra hố trồng loại bỏ toàn bộ đá, bê tông, nhựa đường… ra khỏi hố trồng để bộ rễ cây sinh trưởng và phát triển khoẻ.
Đất trồng cây nhiều dinh dưỡng, bổ sung phân bò và phân vi sinh vào hỗn hợp đất trồng gồm xơ dừa và tro trấu giúp cây thoát nước, sinh trưởng phát triển tốt.
Phân Bón lót cho cây
Cây Giáng Hương giống cần chế độ bón lót phù hợp để hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt. Để làm được điều này, người trồng cần tiến hành bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.
Tưới nước cho cây Giáng Hương
Cây Giáng Hương được cung cấp đủ nước sẽ phát triển tốt nhất. Cây mới trồng cần chế độ nước thường xuyên 1 lần/ngày, sau khi cây sinh trưởng tốt khoảng 1 tháng sau trồng thì chế độ tưới nước giảm.
Ánh sáng cho cây
Cây thích hợp trồng ở khu vực nhiều ánh sáng và chúng là loại cây chịu hạn rất tốt. Vì vậy, chúng được chọn trồng nhiều giúp giảm công chăm sóc, bớt chi phí cho người trồng.
Cắt tỉa, tạo hình
Để cây sinh trưởng tốt, tán lá đẹp và hạn chế được sâu bệnh, người trồng cần thường xuyên kiểm tra định kì 3 tháng/ lần, cắt bỏ những cây bị gãy hoặc bị héo, vệ sinh cỏ dại quanh gốc.
Kỹ thuật bón phân
Thời điểm cây phát triển cành lá nên bổ sung phân bón kịp thời. Bón phân vô cơ trộn với phân NPK bón cho cây định kì 2 lần/3 tháng, mỗi lần 200gr/gốc. Sau khi bón phân tưới nước để phân ngấm vào đất.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây giống giáng hương
Kiểm tra sâu bệnh để kịp thời chữa trị, khi thấy sâu hại ăn lá ở mật độ lớn thì dùng thuốc hoá học như Bassa để phun cho cây. Phun 2-3 lần liên tiếp cách 4-5 ngày để tăng hiệu quả thuốc.