Báo giá cây bứa công trình tại Phước Long

Cây bứa có lẽ đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người với bát canh chua mẹ nấu hay những trưa hè hái quả chấm muối ớt. Ngày nay, cây bứa đã trở thành một trong những loài cây đô thị được trồng rộng rãi ở nhiều công trình cũng như trên các tuyến phố trên khắp đất nước. Quý khách có nhu cầu cần báo giá cây bứa công trình tại Phước Long, vui lòng liên hệ: 0971.055.578

cay-bua-cong-trinh

Cây bứa là cây thân gỗ đạt chiều cao tối đa khoàng gần 20m, là cây được lựa chọn để trồng trong vườn nhà vì nó không những có thể tạo bóng mát cho vườn mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng, quả bứa có giá trị trong ẩm thực, các bộ phân khác như thân, lá, hạt đều có tác dụng trong y học, trồng bứa số lượng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Tên khoa học của cây là Garcinia cowa

Cây bứa thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Đây là họ cận chủng với măng cụt.

Đặc điểm hình thái của cây bứa

– Cây bứa thuộc loại thân gỗ trung bình. Cây mọc thẳng và có độ cao từ 15-16m. Vỏ cây có màu xám đen, nhẵn nhụi. Cây có nhiều cành nhánh mọc đâm ngang.

– Lá bứa là lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá có hình trứng ngược và màu xanh lục. Gân lá song song. Kích thước lá đạt từ 7-17cm x 3-7cm. Cuống lá mảnh và dài gần 2cm.

– Hoa bứa là hoa lưỡng tính. Mỗi bông có từ 4-5 cánh hoa màu trắng và có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.

– Quả bứa có dạng quả thịt hình cầu. Quả chia thành 4 đến 8 múi. Vỏ quả dày. Khi chín quả có màu vàng bên ngoài và đỏ ở bên trong. Mỗi quả bứa có từ 6-10 hạt. Mùa quả chín thường vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.

Đặc điểm phân bố của cây bứa

Cây bứa được tìm thấy lần đầu tiên tại các khu rừng thuộc vùng Đông Nam Á. Cây phân bố ở một số quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Lào, Ấn Độ, Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây bứa xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc tại khu vực trung du miền núi Bắc bộ, các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình… và khu vực Bắc Trung bộ bao gồm các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.

cay-bua-cong-trinh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bứa

– Cây bứa có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc ghép nêm.

• Đối với phương pháp gieo hạt, cần đợi quả bứa chín rồi thu hoạch lấy hạt. Xử lý vỏ hạt và ngâm hạt trong nước ấm và đem ủ trong 45 ngày. Tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt tới 84%.

• Đối với phương pháp ghép nêm, cây cũng cho tỷ lệ sống cao, tới gần 72%. Thời điểm tốt nhất để ghép cây là vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm.

– Sau khi trồng cây, bón phân với tỷ lệ 0,3kg NPK và 2kg phân chuồng đem bón cho cây để cây đảm bảo dinh dưỡng và sinh trưởng thuận lợi.

– Cây bứa là loài cây dễ trồng và chăm sóc. Cây có sức sống mãnh liệt và ít sâu bệnh hại

– Chú ý trồng cây ở nơi có không gian thoáng đãng và đủ ánh sáng để cây phát triển tán thuận lợi và luôn xanh tốt.

cay-bua-cong-trinh

Ứng dụng của cây bứa trong đời sống

– Cây bứa thường được trồng để lấy gỗ và lấy quả ăn. Quả bứa có vị chua, thường được dùng trong các món ăn của người miền Bắc. Quả thường được thái miếng và phơi khô để sử dụng như một loại gia vị trong ẩm thực.

– Ngoài ra, cây bứa còn có nhiều ứng dụng trong y học. Thân, lá và nhựa cây bứa có vị đắng, chát có tác dụng trong việc sát trùng. Đặc biệt, trong quả, thân, cành và lá bứacó nhiều loại axit và chất hóa học có tác dụng trong việc phòng chống bệnh ung thư.

– Cây bứa là loài cây có nhiều giá trị sử dụng và mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng trung du miền núi. Cây không chỉ mang lại các giá trị có ý nghĩa thiết thực mà còn là loài cây cho bóng mát rất thích hợp để trồng trong khuôn viên gia đình hoặc các công trình lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay