Bán cây ca cao công trình tại Phước Long

Ca cao có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất ferralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát… Nhìn chung cây ca cao thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, ít nhất là 1,5m, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Quý khách có nhu cầu mua bán cây ca cao công trình tại Phước Long, vui lòng liên hệ: 0971.055.578

cay-ca-cao-cong-trinh

Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh

Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.Ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25oC, không có gió mạnh thường xuyên.

Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Cây ca cao thích hợp với nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ.

cay-ca-cao-cong-trinh

Ở nước ta, ca cao được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau từ Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông cửu Long. Ca cao là cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ có thể kéo dài hơn 30 năm. Sau khi trồng khoảng 12-14 tháng là cây ra hoa, kết trái, đến tháng thứ 18 cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó sẽ cho năng suất ổn định từ 3-4 tấn/ha. Năng suất cao nhất có thể đạt vào năm thứ 5 và duy trì đến 30 năm sau, vì vậy người trồng cây ca cao phải quan tâm đầu tư giống tốt.

Đặc tính cây ca cao là cây giao phấn, trạng thái dị hợp tử ở cây bố mẹ rất cao. Nhờ những tiến bộ công nghệ sinh học phục vụ trong công tác chọn giống, giúp xác định bố mẹ phù hợp trong các phép lai cũng như kiểm tra con lai từ trong giai đoạn vườn ươm nhằm xác định độ đồng đều của con lai, loại bỏ những con lai không mong muốn trước khi đưa ra trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao

Đào hố, bón phân

– Đào hố kích thước: 50x50x50cm, đất mặt và đất sâu để riêng.

– Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.

Xử lý mối trước khi trồng

Mối là đối tượng côn trùng phá hoại đặc biệt nghiêm trọng trên ca cao trồng mới và kiến thiết cơ bản. Một số loại thuốc hóa học mới có hiệu lực trừ mối tương đối cao như Admire và Confidor, pha nồng độ 0,1 – 0,2%, phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Sau trồng 1 tháng phun lại lần 2, cần phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.

Trồng ca cao

Cây ca cao không chịu được nước đọng, do vậy không nên trồng âm như cây cà phê, mà chỉ trồng ngang bằng mặt đất. Khi trồng móc hố sâu khoảng 30cm, dùng dao rạch túi bầu PE, đặt bầu cây ca cao giữa hố và mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu.

cay-ca-cao-cong-trinh

Trồng cây che bóng, che gió

Cây ca cao con chỉ cần 25-50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt.

Trong điều kiện Tây Nguyên thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hòe…) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.

Bón phân cho cây ca cao

Ở Tây nguyên nếu trồng ca cao trên đất basalt với mật độ 1.110 cây/ha, cần bón phân Đầu Trâu với liều lượng như sau:

Năm tuổi Loại phân Liều lượng (kg/cây)

Năm thứ nhất NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,2-0,3
Năm thứ 2 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,5-0,6
Năm thứ 3 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,6-0,8
Năm thứ 4 NPK 15-10-15 Đầu Trâu 1,2-1,5
Các năm kinh doanh NPK 15-10-15 Đầu Trâu 1,5 – 2

Lượng phân trên được chia làm ba đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa), đợt một: 30%, đợt hai: 40%, đợt ba: 30%.

Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập trung ở tầng 0-15cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay hơi.

Tưới nước

Trong năm trồng mới, vào mùa khô nên tưới nước cho cây ca cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới khoảng 50-100 lít/gốc/đợt, chu kì tưới khoảng 20-25 ngày. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Tuy vậy, các thí nghiệm tưới nước thực hiện ở các vùng trồng ca cao trên thế giới cho thấy tưới 1-2 lần với lượng nước tưới khoảng 100-150 lít/gốc sẽ làm cho sinh trưởng và năng suất của cây tốt hơn nhiều.

Phòng trừ sâu bệnh

– Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng….. dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara…

– Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.

– Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2-0,3%. Phun 3-4 lần trong mùa mưa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay