Cây Thốt Nốt có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới Châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal…, miền nam Châu Á.
Cây thuộc nhóm họ cau, thẳng đứng, có thể cao đến 30m.
Thốt nốt là cây thân thẳng, tuổi thọ có thể trên 100 năm và có thể vươn cao 30 m. Cây có một vòm lá vươn rộng 3 m theo chiều ngang. Thân cây to, trông giống thân cây chà là và cọ được bao quanh bởi các sẹo lá. Cụm hoa là những bông mo, mang hoa đơn tính khác gốc. Thốt nốt cái cho từ 50 đến 60 quả/cây. Thốt nốt đực không có quả.
Thốt nốt có khả năng chịu khô hạn, ngập nước, ưa sáng nhưng không chịu rét. Thốt nốt non ban đầu sinh trưởng chậm, về sau mọc nhanh hơn.
Đặc điểm của Cây Thốt Nốt
Vỏ quả thốt nốt có màu đen, chia thành nhiều múi và phần thịt bên trong trắng ngần, có vị bùi và béo.
Quả thốt nốt non ăn mát, mềm như thạch.
Quả thốt nốt già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín. Thường được đem đi giã thành bột trắng như bột gạo nếp để làm bánh ú, bánh tôm hay làm chè.
Thịt bên trong của trái thốt nốt
Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết khô hạn, ngay cả ngập nước và rất ưa sáng nhưng không chịu được rét. Trong thời gian đầu, cây thốt nốt non sinh trưởng khá chậm nhưng về sau sẽ phát triển nhanh hơn.
Thốt nốt thuộc loại cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và Kiên Giang.
Thốt nốt rất được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng của nó mang lại cũng như nguồn cung cấp vitamin C, B1, B2, B3, sắt, canxi, phốt pho và potassium.
Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt và tính bình, nên có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ và dường như một số bộ phận của cây thốt nốt (cuống cụm hoa, cây non, rễ) còn được dùng để làm thuốc, thậm chí dịch nhựa mà cây thốt nốt lên men cũng có tác dụng bổ dưỡng.