Cây giáng hương rụng lá vào mùa nào

Cây Giáng Hương vốn là loài gỗ quý, hoa thơm được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Vài năm trở lại đây, loài cây này được rất nhiều nhà đầu tư mang về trang trí cho các công trình của họ. Trên các đường phố, các công trình công cộng, giáng Hương cũng bắt đầu phủ sóng nhiều hơn, có thể thay thế các loài cây cũ như xà cừ, bằng lăng… vì giá trị kinh tế lẫn giá trị về mặt mỹ quan.

cay-giang-huong-rung-la-vao-mua-nao

Đặc điểm cây Giáng Hương

Cây Giáng Hương có tên khoa học là cây Pterocarpus Macrocarpus Kurz.

Thuộc họ nhà đậu.

Tên gọi khác: Cây Đinh Hương.

Nguồn gốc, xuất xứ từ các nước Đông Nam Á. Trong đó cây nó phổ biến nhất ở Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, loại cây đinh hương này phổ biến tại các tỉnh phía Nam. Cụ thể các tỉnh khu vực Tây Nguyên như: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.

Cây Đinh Hương (Giáng Hương) là loài thân gỗ có chiều cao có thể lên tới 20 đến 30m. Đường kính của cây từ 0,7 đến 0,9m hoặc có thể lớn hơn tùy vào tuổi thọ của nó. Vỏ loài cây này có màu xám, banh những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc. Cây thường có nhựa chảy ra khi bị vết xước và dịch nhựa này có màu đỏ.

Theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng loài cây này có khả năng tái sinh hạt kép, tái sinh chồi khá mạnh. Thời kỳ sinh trưởng của cây tương đối chậm. Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4. Còn mua quả từ tháng 4 đến tháng 6 và lá rụng là vào mùa khô.

cay-giang-huong-rung-la-vao-mua-nao

Các công dụng của cây Giáng Hương

Đinh Hương vốn là loài cây thân gỗ quý, làm các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình như bàn, ghế, tủ… Tuy nhiên, nhiều người chưa biết, thân, rễ hay hoa của loài cây này đều có thể sử dụng với những công dụng khác nữa.

Công dụng về trang trí cảnh quan, chống ô nhiễm: cây Đinh Hương có dáng khá đẹp, hoa lại thơm nên được trồng nhiều để làm cây cảnh. Hoặc trồng các công viên, bệnh viện, đường phố để làm bóng mát, mang không khí trong lành. Ngoài ra, cây Giáng Hương còn giúp cải thiện ô nhiễm môi trường rất tốt.

Công dụng về mặt y học chữa bệnh: trong loài cây này có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Rễ cây phối hợp với những vị thuốc khác có thể dùng để điều kinh và tinh dầu gỗ hương chế biến thành dược liệu. Loại dược liệu này giúp chữa một số căn bệnh hiểm nghèo. Dịch đỏ chảy ra từ cây này đem sấy khô có thể dùng để trám răng…

cay-giang-huong-rung-la-vao-mua-nao

Cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương

Cách trồng

Để trồng được cây giáng hương thực sự không hề phức tạp. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ các nguyên tắc cũng như kỹ thuật trồng cây để cây không bị chết. Khi trồng, bạn cần chú ý các điểm sau:

Đào hố để trồng với kích thước lớn hơn 30 hoặc 40 cm. Phần miệng hố lớn hơn phần đáy.

Bón phân vào trong hố với tỷ lệ gồm xơ dừa 50%, tro trấu 30%, phân bò 15%, phân vi sinh 5%.

Đưa cây xuống hố đã đào, chú ý cẩn thận kẻo vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ cây.

Cách chăm sóc cây giáng Hương

Chăm sóc cây là khâu quan trọng nhất trong quá trình giúp cây tồn tại và phát triển. Vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra cây sau khi trồng để tránh cây bị chết. Chú ý rằng thời gian sau khi trồng một tháng cần phải làm cỏ, bón thêm phân để cây phát triển tốt hơn. Nếu phát hiện thấy cây mắc sâu bệnh thì cần phải có biện pháp tiêu diệt để tránh lây lan sang nhiều cây khác.

Về khí hậu: Cây Giáng Hương là cây ưa sáng, mọc phổ biến trong rừng thưa lá rộng, rừng nửa rụng lá, hay tại những nơi có khí hậu khô, nóng. Khi trồng cây nhớ trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ.

Về đất trồng: Cây phát triển tốt trên môi trường đất thịt nhẹ, tầng đất dày và dễ thoát nước. Cây cũng có thể phát triển được trên đất nghèo dinh dưỡng nên chúng ta không cần chú trọng quá về dinh dưỡng cho đất. Bón phân 1-2 lần/ năm là được. Đặc biệt, cây mọc phát triển trên các đá mắc ma hoặc trầm tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0971.055.578
Chat Zalo
Gọi điện ngay