Hiện nay Chúng ta thường thấy Ngọc Lan trắng được trồng phổ biến ở đình chùa, vì cây có hình dáng cao lớn thích hợp làm cây bóng mát và hoa của cây có hương thơm ngào ngạt nên được xem như là tôn thêm vẻ trang nghiêm cho Đình, Chùa.
Không Chỉ làm cảnh tạo cảnh quan xung quanh mà loài cây này còn có nhiều công dụng hữu ích cho con người. Hoa của cây Ngọc Lan được dùng làm nước hoa, dùng để cúng lễ cho những ngày lễ tết, dùng làm thuốc trong đông y.
Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc Lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây Ngọc Lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, hoa của Ngọc lan vàng được dùng điều trị ung thư vùng bụng.
Nói chung là Ngọc Lan đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, từ việc tạo cảnh quan bóng mát đến việc đem lại lợi ích, giá trị cho con người.
Tên thường gọi: Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan, Ngọc lan Hoa Vàng
Tên tiếng Anh: champaca, champak, champac, champa, cempaka, sampige hoặc shamba.
Tên khoa học: Michelia champaca L.
Họ thực vật: Magnoliaceae (Ngọc lan)
Hình thái và đặc tính cây ngọc lan
Thân, Tán, Lá ngọc lan: Cây gỗ lớn, vỏ nhẵn màu xám, phân cành nhánh dài thẳng. Lá thuôn bầu dục, đầu nhọn, gốc tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa.
Hoa, Quả, Hạt: Hoa đơn độc ở nách lá thơm, có 10 – 15 cánh hình dải thuôn xếp xoắn ốc. Nhị nhiều, ngắn và hẹp, quả kép hình nón. Ngọc lan có chiều cao trung bình là 3m-3,5m. Đường kính thân: 7cm-10cm.
Tốc độ sinh trưởng của cây Ngọc lan trung bình. Ngọc lan ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. Đất nhiều mùn, thoát nước tốt, pH trung bình. Nhân giống từ hạt hặc giâm cành. Cây khó bứng hoặc ghép cành.