Cây me cổ thụ có một loại cây vừa làm cây cảnh công trình tạo bóng mát, vừa tạo dáng bonsai rất đẹp và còn là một gia vị được dùng trong ẩm thực rất phổ biến. Đó là cây me. Ngày nay, người ta mua bán cây me nhiều với mục đích phục vụ cho đời sống. Quý khách có nhu cầu báo giá cây me chua cổ thụ tại Bình Long, vui lòng liên hệ: 0971.055.578
Tên thường gọi: Cây Me, (tiếng Ả Rập تمر هندي tamr hindī – nghĩa là chà là Ấn Độ), Me Tây, Muồng Ngũ, Cây Còng.
Tên khoa học: Tamarindus indica, là một loại cây nhiệt đới. Tamarindus indica là loài duy nhất trong chi Tamarindus thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Nguồn gốc: miền đông châu Phi, nhưng hiện nay được trồng nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới của châu Á cũng như châu Mỹ Latinh.
Các loại me
Me không chia thành nhiều giống mà chia thành các loại theo công dụng của chúng.
– Đó là cây me cảnh làm cây cảnh, tạo bóng mát như những cây xà cừ, cây Muồng hoàng yến… và dùng làm gia vị trong ẩm thực.
– Cây me bosai: Nguồn gốc: phổ biến ở châu Á không rõ nơi xuất xứ
Đặc điểm sinh thái
Cây me là dạng thường xanh với vỏ mỏng thô ráp và hơi đen, thân dẻo dễ uốn. Lá mọc xen kẽ với những lá con nhỏ giống hình lông chim.
Bông hoa có màu vàng nhạt được kết trong những chùm và trái dạng hạt đậu. Đây là loại cây thuộc loại me, được các nghệ nhân tạo thành các hình bonsai rất đẹp, dùng làm cảnh.
Cây me cổ thụ: tạo bóng mát và trồng thành hàng rào ở ven đường và các công trình.
Với đặc trưng như vậy, người bán cây me cũng như người mua cây me cũng dễ dàng phân biệt hơn.
Tuy nhiên, được chia thành các loại me, nhưng đặc điểm hình thái, công dụng chung và cách trồng, cách chăm sóc cây me thường giống nhau.
Đặc điểm hình thái của cây me
Me là loại cây thân gỗ, nó có thể cao tới 20 mét và là cây thường xanh trong những khu vực không có mùa khô. Gỗ của thân cây me bao gồm lớp gỗ lõi cứng, màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm có màu ánh vàng. Lá của nó có dạng lá kép lông chim, bao gồm từ 10 đến 40 lá nhỏ.
Hoa me tạo thành dạng cành hoa (cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa, giống như ở cây đậu lupin).
Quả me là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Hạt có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.
Tại Malaysia nó được gọi là asam theo tiếng Mã Lai và swee boey trong tiếng Mân Nam. Tại Ấn Độ nó được gọi là imlee. Trong tiếng Sinhala tên gọi của nó là siyambala, trong tiếng Telugu nó được gọi là chintachettu (cây) và chintapandu (quả) còn trong tiếng Tamil và Malayalam nó là puli. Me là cây biểu tượng của tỉnh Phetchabun ở Thái Lan.
Công dụng của cây me
Quả me đôi khi cả lá me non được dùng nấu canh chua, vị chua của me thơm và tốt hơn là dùng dấm.
Quả me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.
Me ngày nay còn được cho vào các thức ăn nhanh đóng gói dạng “mì ăn liền” nhưng chất lượng và mùi hương đã giảm đi nhiều.
Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết.
Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc có ớt rất ngon. Loại này thường được bán rong ở các trường học trong miền Nam. Tuy nhiên, một số người bán xử lý không kỹ dễ nhiễm bẩn có thể gây tiêu chảy.
Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.
Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt hay đôi khi dầm thêm vào với dái mít rất ngon.
Sau này có giống me Thái, vỏ giòn, dễ bóc, ăn ngọt không có vị chua.
Cùi thị, lá và vỏ thân cây me đều có tác dụng trong y học. Như tại Philippines, lá được dùng để giảm sốt rét. Là thành phần chủ yếu trong đồ ăn của người dân ở miền Nam Ấn Độ, tại đây, me được sử dụng để làm sambhar (gia vị trong súp đậu lăng với nhiều loại rau), cơm pilihora và nhiều loại tương ớt. Me có sẵn trong mọi cửa hàng ăn theo ẩm thực người Ấn Độ trên khắp thế giới.
Nó được bán như một loại kẹo ở Mexico (ví dụ: loại kẹo pulparido) và xuất hiện trong nhiều dạng đồ điểm tâm ở khu vực Đông Nam Á (quả khô ướp muối hay quả khô tẩm đường trong đồ uống lạnh, kem que…). Do chứ các hoạt chát y học nên me được dùng nhiều trong Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường ruột, như:
Tiêu hóa: Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chết các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Chữa cảm lạnh, chữa Sốt, chữa đau họng, chữa suy nhược.
Cách trồng và chăm sóc cây me
Đối với cây me cổ thụ, việc bứng cây (hay còn gọi là dâm ủ) cũng không dễ mà cũng không khó, chúng ta có thể thực hiện các bước như sau:
Cắt gọn tán me, để hạn chế sự thoái hơi nước đến mức thấp nhất. Các cành lá bên đều được cắt tỉa sát thân cây chỉ chừa lại một số cành lá trên cùng và đọt non chính của cây.
Tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây me ra lá non. Khoanh gốc trước một tháng sau đó tiến hành bứng là bó bầu được. Trước khi trồng phải tháo bầu, sau đó đặt bầu cây vào giữa hố sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất 02cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.
Cho đất đen và phân chuồng đã trộn sẵn vào hố, lấp đất đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt và tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt và tưới.
Về cây me trồng trong chậu, người bán và người mua cây me cần quan tâm những vấn đề sau:
– Thay chậu cho cây me: Vào mùa xuân. cách 2 – 3 năm. với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương.
– Xén tỉa và giằng dây cho cây me: Xén tỉa các rê bao quanh chậu và phía trên các lô thoát nước trong ục thay châu. Đồng thời loại bỏ bất cứ cành nào không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng. Ở ngoài vùng xuất xứ của chúng cách tốt nhất là để cho các chồi non phát triển và tao hình dáng vòm lá bằng cách tỉa xén vào cuối mùa hè Giằng dây từ cuối mùa xuân đến mùa hè.
– Bón phân cho cây me: Mỗi tháng một lần từ mùa xuân đến mùa thu. Không được bón phân trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng sau khi thay chậu.
– Lưu ý: Ta có thể đặt cây me bên trong nhà hay trong nhà kính. Nếu ở bên trong nhà thì vị trí đặt cây cần được sáng sủa phun xịt tán lá thường xuyên. Vào mùa hè ta nên phơi cây dưới ánh sáng mặt trời. Để cho đất hơi khô ráo giữa những lần tưới nước.
Cây me là một trong những loại cây cảnh mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng nhất. Trong đó, lợi ích về việc phục vụ cho đời sống của người dân như làm gia vị trong thực phẩm, làm thuốc nhiều hơn cả. Vì vậy, mua cây me về trồng là mang cây thuốc, cây gia vị cũng như cây cảnh quý về cho gia đình và các công trình.